Mục lục
Các loại cà phê ở Việt Nam
Theo như bài viết Lịch sử cà phê Việt Nam mà TheBazan đã cung cấp cho bạn các bạn, thì các bạn sẽ biết các loại cà phê ở Việt Nam rồi. Đó chính là: Arabica và Robusta. Chúng ta hãy tìm hiểu 2 giống cà phê phổ biến này tại nước ta ra sao, vì sao chúng lại đặc biệt nhé.
Cà phê Arabica
Năm 1857, cây cà phê lần đầu tiên được những người Pháp mang vào và trồng tại Hà Nam, Bố Trạch tỉnh Quảng Trị. Giống cà phê Arabica người ta còn gọi là “cà phê chè”. Và không còn xa lạ gì, có rất nhiều từ trong tiếng Pháp trở thành tiếng Việt, và từ Cà phê ở Việt Nam không phải ngoại lệ. Chúng bắt nguồn từ chữ “Café” trong tiếng Pháp mà ra.
Cà phê Arabica
Đặc điểm
Giống cà phê Arabica cao từ 9 đến 12 m (30 đến 39 ft) và có hệ thống phân nhánh mở; các lá mọc đối nhau, hình bầu dục đơn giản đến thuôn dài, dài 6- 12cm (2,5-4,5 in) và rộng 4 -8 cm (1,5-3 in), màu xanh đậm bóng. Hoa giống Arabica màu trắng, đường kính 10-15 mm và mọc thành chùm ở nách lá. Các hạt cà phê được chứa trong một drupe (thường được gọi là “anh đào”) đường kính 10-15 mm, khi chín có màu đỏ tươi đến tím và thường chứa hai hạt.
Hạt cà phê Arabica là loài đa bội duy nhất thuộc chi Coffea, vì nó mang 4 bản sao của 11 nhiễm sắc thể (tổng cộng 44) thay vì 2 bản sao của các loài lưỡng bội. Cụ thể, Coffea arabica tự nó là kết quả của sự lai tạo giữa các loài lưỡng bội Coffea canephora và Coffea eugenioides, biến nó thành một allotetraploid, với hai bản sao của hai bộ gen khác nhau.
Những vùng trồng Arabica ở Việt Nam
Việt Nam có khí hậu thích hợp cho việc trồng cà phê; thực sự Việt Nam đã mang ra thế giới những hạt cà phê ngon nhất thế giới mà ít người biết đến.
Trong các loại cà phê Việt Nam thì Robusta chiếm tỷ trọng cao hơn.
Tại sao sản lượng sản xuất của hạt Arabica và Robusta lại khác nhau? Giống Arabica có thể mang lại nhiều lợi ích kinh tế và có thể tạo ra những ly cà phê ngon hơn Robusta, nhưng tại sao Giống Arabica lại ít người trồng hơn?
Theo như số liệu thì ở Việt Nam có khoảng 500,000 ha trồng cà phê; nhưng chỉ có khoảng 35,000 ha là trồng cà phê Arabica, tập trung ở Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Nghệ An, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, …
Lý do chính mà ít diện tích trồng Arabica hơn đó chính là nếu muốn trồng giống Arabica thì trồng ở độ cao ít nhất là 1,000m-1,600m trên mực nước biển, và hạt Robusta thì chỉ cần 500m là trồng được. Ngoài ra, thì việc trồng Robusta dễ hơn nhiều việc trồng cà phê Arabica.
Đà Lạt
Khi nhắc đến nơi trồng cà phê thì chúng ta hay nghỉ đến Tây Nguyên, Buôn Mê Thuật, hay Gia Lai; do nơi đây có vùng đất đỏ bazan trù phú. Nhưng thực chất cà phê Arabica được trồng ở Lâm Đồng nhiều hơn, chẳng hạn như các huyện Đơn Dương, Lâm Hà, Di Linh, Đức trọng ..
Thậm chí những hạt cà phê Arabica từ nơi đây được so sánh với cà phê ngon nhất thế giới đo là Arabica Bourbon (Hay còn gọi là Moka)
Lý do Đà Lạt, Lâm Đồng là thủ phủ cà phê Arabica đó chính là nhờ vị trí cao 1,500m so với mặt nước biển; khí hậu ôn đới mát quanh năm, nhiệt độ cao nhất trong năm không quá 33 độ C, nhiệt độ nhỏ nhất chỉ là 5 độ C.
Trong các loại cà phê ở Việt Nam thì một trong những sản phẩm nổi tiếng của vùng đất Lâm Đồng đó chính là cà phê Cầu Đất.
Điện Biên Sơn La
Ở phía bắc nước ta chịu khí hậu lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, với lượng mưa lớn, mùa khô thay đổi quanh năm. Đây cũng là lợi thế giúp cà phê Arabica phát triển tốt; đặc biệt là giống Bourbon (thuộc Arabica)
Những vùng lân cận như huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, vùng Tây Bắc cũng mang lại hương vị rất đặc biệt, được khách quốc tế đánh giá nhất cao nhờ có đặc điểm đất tương tự như Sao Paulo của Brazin; điều khác biệt đó là 2 nơi trồng cà phê này nằm ở Bắc và Nam bán cầu.
Cà phê ở Chiềng Ban, Sinh Ban(Sơn La), tuy không có đất đỏ Bazan, và vị trí thấp không cao bằng các tỉnh Tây Nguyên, Sơn La thuộc dạng đất đỏ vàng thích hợp với việc trồng cà phê như Fk, Fv, Fs,.. và nằm ở phía Bắc (20039′ – 22002′ vĩ độ Bắc) nên không phải tưới nước nhiều mà giống cà phê Arabica vẫn có sức sống mãnh liệt. Nhiều cây nơi đây có vài chục năm tuổi, thân to, tán rộng mà hạt cà phê không hề lép vế với giống cà phê mà người Pháp đã trồng ở Lâm Đồng từ những năm 30 của thế kỷ trước.
Quảng Trị, Nghệ An
Khu vực Trung bộ nước ta như Khe Sanh ( Quảng Trị), Phủ Quỳ (Nghệ An) thích hợp với việc trồng Arabica, đặc biệt là giống Catimor (Loại lai giữa Caturra với Hybrid de Timor). Cùng thuộc họ Arabica tuy không có vị ngọt đậm như Bourbon nhưng Catimor lại có hương vị thơm sâu lắng, vị chát mặn.
Hiện nay ngoài những giống Arabica thuẩn chủng thì Viện Khoa học Kinh tế Nông Lâm Nghiệp Tây nguyên đã lai tạo ra nhiều giống cà phê Arabica có năng suất chất lượng cao.
Cà phê Robusta
Cũng theo như bài viết lịch sử của cà phê Việt Nam, thì cà phê Robusta du nhập vào nước ta vào khoảng năm 1908. Người Việt ta hay gọi là cà phê vối”
Cà phê Robusta
Trong các loại cà phê Việt Nam thì cà phê Robusta là cà phê được làm từ hạt của cây Coffea canephora. Một giống cà phê mạnh mẽ với độ axit thấp và vị đắng cao. Hạt C. canephora, được biết đến rộng rãi với từ đồng nghĩa Coffea Robusta, được sử dụng chủ yếu trong cà phê hòa tan, cà phê espresso, và cà phê phin Việt Nam. Xem thêm nguồn gốc cà phê để biết thêm thông tin chi tiết
Robusta có nguồn gốc từ trung tâm và phía tây châu Phi Sahara. Nó rất dễ chăm sóc, có năng suất cây trồng lớn hơn, gần gấp đôi lượng caffeine và nhiều chất chống oxy hóa, và ít bị bệnh hơn so với giống cà phê arabica coffea. Nó chiếm tới khoảng 40% sản lượng cà phê toàn cầu, và lượng arabica chiếm đa phần còn lại (khoảng 60%).
Đặc điểm
Robusta là một loài thực vật có hoa trong họ Rubiaceae. Mặc dù được biết đến rộng rãi bởi từ đồng nghĩa Coffea Robusta, giống cây này hiện được xác định có tên khoa học là Coffea canephora.
Robusta có hai giống chính, C. c. Robusta và C. c. nganda.
Cây có hệ thống rễ nông và phát triển mạnh mẽ, cao khoảng 10 m. Ra hoa không đều, mất khoảng 10 tháng 11 tháng để phát triển thành quả chín, tạo ra hạt hình bầu dục.
Cây Robusta có năng suất cây trồng lớn hơn arabica, chứa nhiều caffeine hơn (2,7% so với arabica 1,5%), và chứa ít đường hơn (3 -7% so với 6% 9% của arabica). Vì ít bị sâu bệnh và bệnh tật, Robusta cần ít thuốc trừ sâu hơn arabica.
Có nguồn gốc từ các khu rừng vùng cao ở Ethiopia, Robusta phát triển bản địa ở Tây và Trung Phi từ Liberia đến Tanzania và phía nam đến Angola.
Nó không được công nhận là một loài của Coffea cho đến năm 1897, hơn 100 năm sau giống Coffea arabica. Giống cây Robusta cũng được trồng thuần chủng đầu tiên ở Borneo, Polynesia thuộc Pháp, Costa Rica, Nicaragua, Jamaica và Đảo Anter.
Năm 1927, một giống lai giữa Robusta và arabica đã được tìm thấy ở Timor. Chủng này sau đó đã được sử dụng để nhân giống cây chống sâu bệnh.
Vùng trồng cà phê Robusta ở Việt Nam
Nếu nói đến vùng trồng cà phê Robusta ở Việt Nam, thì mọi người sẽ nghỉ ngay tới các vùng Tây Nguyên. Vì sức ảnh hưởng của cà phê Tây Nguyên là quá lớn và nhiều năm được coi là vùng xuất khẩu cà phê Robusta nhiều nhất trên thế giới.
Các vùng Tây Nguyên như Đắc Mil ( thuộc tỉnh Đắc Nông), Đắc Hà (ở Kon Tum), Chư Sê (Gia Lai) , … và nổi tiếng nhất vẫn là Buôn Ma Thuật – tỉnh Đắc Lắc, vựa cà phê nổi tiếng trên thế giới.
Tây Nguyên nổi tiếng ở Việt Nam và trồng và phát triển đỉnh cao được cây cà phê nhờ có thổ nhưỡng đất đỏ Bazan, độ cao trung bình từ 500m đến 600m so với mặt nước biển; cùng với khí hậu mát mẻ mưa nhiều. Tây Nguyên đã phát triển dòng cây Robusta thành giống cây chủ lực và mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân địa phương.
Vị cà phê Robusta tại Tây Nguyên có hàm lượng caffeine mạnh, đậm đà, ít chua. Đặc biệt mỗi vùng trồng thì mang lại hương vị khác nhau. Có khi có vị ngậy của bơ, dầu hoặc vị của caramen, cũng có khi có vị của nắng gió cao nguyên nữa …
Kết luận các loại cà phê ở Việt Nam
Như vậy chúng ta đã tìm hiểu được các loại cà phê ở Việt Nam qua bài viết trên. Đà Lạt Lâm Đồng nổi tiếng về cà phê Cầu Đất với giống cà phê Bourbon Arabica. Ngoài bắc có Sơn La sản xuất được các loại hạt cà phê chất lượng cao. Miền Trung ta có Khe Sanh – Quảng Trị, Phủ Quỳ – Nghệ An trồng được giống Catimor hương thơm sâu lắng. Và vùng Tây Nguyên nổi tiếng với Robusta xu thế của thế giới.
Cám ơn thiên nhiên đã ban tặng cho Việt Nam một điều kiện rất tốt để phát triển các loại cà phê. Mang hương vị của những vùng đất Việt ra thế giới và tạo được giá trị kinh tế cho những người nông dân. Tuy nhiên, chúng ta cần phải tận dụng được lợi thế đó và phát triển được công nghệ sản xuất sản phẩm hơn nữa, nhằm mang lại giá trị thực sự cho nghành cà phê Việt Nam.
Theo Thebazan.vn